Nhân viên bán hàng là vị trí không thể thiếu đối với những công ty kinh doanh sản phẩm, dịch vụ. Tuy nhiên, nhiều người thường cho rằng nhân viên bán hàng là công việc đơn giản, dễ thực hiện. Nếu như tìm hiểu kĩ về công việc, bạn sẽ thấy rằng đây là một nghề “tuy dễ mà khó”. Dưới đây là mô tả công việc nhân viên bán hàng chi tiết nhất cũng như những kỹ năng quan trọng cần có.
Công việc nhân viên bán hàng là gì?
Nhân viên bán hàng là người bạn thường thấy khi bước chân vào một cửa hàng hay showroom nào đó. Người nhân viên này sẽ ra chào đón và giới thiệu các sản phẩm/dịch vụ tại cửa hàng cho khách hàng. Hiện nay, nhân viên bán hàng đóng vai trò vô cùng quan trọng vì họ là lực lượng chính đem đến doanh thu trực tiếp cho cửa hàng, doanh nghiệp, công ty. Nhân viên bán hàng sẽ thay mặt tổ chức, doanh nghiệp, kinh doanh để đón tiếp, đáp ứng các nhu cầu của khách hàng. Chính vì thế, nhu cầu tuyển dụng nhân viên bán hàng tại các tỉnh thành đang diễn ra vô cùng sôi nổi và trở thành ngành nghề đang được tuyển dụng cao nhất hiện nay.
Mô tả công việc nhân viên bán hàng đầy đủ
Dưới đây là mô tả công việc nhân viên bán hàng một cách đầy đủ, chi tiết nhất.
Tiếp nhận, bảo quản sản phẩm, hàng hóa tại cửa hàng
- Nhân viên bán hàng sau khi tiếp nhận hàng hóa từ nhà cung cấp sẽ tiến hành kiểm kê số lượng, tình trạng đóng gói và hạn sử dụng của sản phẩm.
- Sau đó ghi chép biên bản giao nhận hàng một cách chi tiết, đầy đủ các thông tin về số lượng hàng hoá và tình trạng hàng.
- Trong trường hợp hàng hoá có vấn đề phát sinh ngoài ý muốn thì bạn nên báo cáo với cấp trên để có phương án giải quyết phù hợp.
- Bảo quản các sản phẩm, hàng hoá theo phương pháp phù hợp tuỳ theo hình thức sản phẩm như thực phẩm cần bảo quản lạnh, hàng dễ vỡ,….
Trưng bày, sắp xếp hàng hóa
Hàng hoá cần được bày trí phù hợp, khoa học và đảm bảo tính thẩm mỹ. Điều này cũng góp phần kích thích đến nhu cầu mua hàng của khách hàng. Do đó, khi bày hàng lên kệ, nhân viên bán hàng cần đảm bảo hàng hóa được sắp xếp đúng vị trí quy định, kệ hàng được vệ sinh sạch sẽ. Đồng thời thường xuyên kiểm tra hàng hóa trên kệ để kịp thời loại bỏ những sản phẩm đã hết hạn sử dụng.
Tư vấn và bán hàng
Tư vấn bán hàng là nhiệm vụ chính và quan trọng nhất trong mô tả công việc nhân viên bán hàng. Mỗi khi có khách đến cửa hàng của bạn, bạn cần tìm hiểu về sản phẩm họ muốn mua hay nhu cầu của họ để tư vấn sản phẩm phù hợp làm hài lòng khách hàng. Điều này rất quan trọng trong lĩnh vực mỹ phẩm, thời trang.
Bảo quản hàng hoá
Bảo quản chất lượng hàng hoá là một trong những trách nhiệm của nhân viên bán hàng. Đảm bảo chất lượng sản phẩm, đặc biệt là thực phẩm luôn trong trạng thái tốt nhất trước khi đến tay khách hàng. Để bảo quản hàng hoá một cách tốt nhất, bạn cần thực hiện những công việc sau đây:
- Bảo quản thực phẩm, hàng hoá ở nhiệt độ phù hợp
- Thường xuyên vệ sinh kho hàng và kệ hàng
- Bảo quản sản phẩm ở nhiệt độ, độ ẩm và ánh sáng phù hợp
- Ưu tiên những sản phẩm hết hạn sắp lên trước khi trưng bày hàng hoá
Giải đáp thắc mắc, khiếu nại cho khách hàng
Trên thực tế, trong quá trình sản xuất hàng hoá sẽ không tránh khỏi việc sai sót dẫn đến sản phẩm bị lỗi. Hoặc cũng có trường hợp khách hàng sử dụng sản phẩm sai cách dẫn đến vấn đề khiếu nại, thắc mắc. Lúc này, nhân viên bán hàng sẽ là người tiếp nhận yêu cầu này, xem xét vấn đề và giải quyết khiếu nại một cách hợp lý. Nếu như vụ việc nằm ngoài quyền hạn của bạn thì nên thông báo lên với cấp trên để có phương án xử lý kịp thời phù hợp, không làm mất lòng khách hàng.
Cập nhật mức lương nhân viên bán hàng mới nhất
Thu nhập của nhân viên bán hàng sẽ có sự khác nhau ở mỗi tháng. Bởi lẽ, nguồn thu nhập này được tính dựa trên lương thưởng cùng mức hoa hồng mà nhân viên bán được. Do đó, mức lương bán hàng cao hay thấp sẽ phụ thuộc chính là năng lực của nhân viên bán hàng cùng một số yếu tố khách quan khác tác động đến như chính sách công ty, quy mô, loại hình sản phẩm,..
Theo thông tin mới nhất vừa được chúng tôi cập nhật, mức lương nhân viên bán hàng hiện nay dao động từ 8.000.000 – 15.000.000 đồng/tháng. Đối với những người bán hàng xuất sắc, thu nhập thực tế của họ có thể lớn hơn con số này.
Lộ trình thăng tiến của nhân viên bán hàng
Nhân viên bán hàng là bước đệm đầu tiên của bạn trong lộ trình thăng tiến. Sau khi bạn tích lũy nhiều kinh nghiệm, nâng cao kỹ năng và đạt được nhiều thành tích nổi bật trong công việc, bạn sẽ được thăng tiến lên những vị trí cao hơn như sau:
Đại diện bán hàng
Đại diện bán hàng chính là nấc thang tiếp theo bạn đạt được trong lộ trình thăng tiến của nhân viên bán hàng. Trên thực tế, vị trí đại diện bán hàng có chức năng tương tự như nhân viên bán hàng. Nhưng vị trí này thường có tại những doanh nghiệp lớn và họ chịu trách nhiệm cung cấp, tư vấn cho khách hàng những sản phẩm/ dịch vụ có giá trị cao hơn.
Hiện nay, mức lương đại diện bán hàng trung bình khoảng 9.800.000 đồng/tháng. Mức lương cao nhất bạn có thể đạt là 20.000.000 đồng/tháng.
Giám sát bán hàng
Giám sát bán hàng – Sale Supervisor có cấp bậc cao hơn đại diện bán hàng. Đây là người chịu trách nhiệm chính trong việc quản lý và thúc đẩy hoạt động kinh doanh tại khu vực được phân công. Bên cạnh đó, giám sát bán hàng còn là cánh tay đắc lực cho quản lý cấp cao, hỗ trợ quản lý xây dựng kế hoạch kinh doanh và phát huy lợi thế của doanh nghiệp cũng như sản phẩm. Mức lương trung bình của giám sát bán hàng hiện nay khoảng 14.300.000 đồng/tháng. Mức lương cao nhất của vị trí này lên đến 46.000.000 đồng/tháng.
Giám đốc bán hàng
Giám đốc bán hàng là vị trí cao nhất mà mọi nhân viên bán hàng đều đặt mục tiêu hướng đến. Khi đảm nhiệm vị trí giám đốc bán hàng, bạn sẽ chính là đầu não dẫn dắt bộ phận kinh doanh của doanh nghiệp trong hoạt động tư vấn bán hàng nhằm đạt mục tiêu cuối cùng là tăng doanh thu, tối ưu lợi nhuận. Mức lương trung bình của giám đốc bán hàng hiện nay khoảng 28.100.000 đồng/tháng. Nếu như làm tốt, bạn hoàn toàn có thể đạt mức lương 100.000.000 đồng/tháng.
Yêu cầu của nhân viên bán hàng
Hiện nay nhu cầu tuyển dụng nhân viên bán hàng tại các doanh nghiệp đang gia tăng mỗi ngày. Các doanh nghiệp hiện nay cũng không có yêu cầu quá khắt khe với vị trí này. Tuy nhiên, để nâng cao khả năng trúng tuyển, bạn cần đảm bảo một số yêu cầu sau:
Ngoại hình
Nhân viên bán hàng là ngành nghề cần có ngoại hình ưa nhìn. Đối với những ngành nghề đặc thù như mỹ phẩm, bảo hiểm, ô tô, thời trang,… thì yêu cầu ngoại hình tương đối khắt khe.
Sức khoẻ
Sức khoẻ là yếu tố được quan tâm hàng đầu dù bạn làm công việc gì. Với nhân viên bán hàng, bạn cần có sức khỏe tốt để thực hiện những công việc tay chân khác ngoài công việc tư vấn như sắp xếp hàng hóa, kiểm kê, dọn dẹp kho hàng,… Đặc biệt, nếu bạn làm nhân viên bán hàng tại siêu thị thì thường xuyên phải tăng ca vào những ngày lễ, Tết, chương trình khuyến mại,.. vì lúc này nhu cầu mua sắm diễn ra rất cao.
Trang phục
Nhân viên bán hàng là được xem bộ mặt của tổ chức, doanh nghiệp. Do đó, không có vị khách hàng nào muốn nói chuyện với một người nhân viên ăn mặc lôi thôi, không chỉnh tề. Đặc biệt với ngành hàng thực phẩm hay sản phẩm/dịch vụ giá trị cao thì bạn cần phải ăn mặc chỉn chu, gọn gàng để tạo sự chuyên nghiệp, uy tín với khách hàng.
Thái độ
Mỗi ngày, bạn phải tiếp xúc với rất nhiều khách hàng với những đòi hỏi, nhu cầu khác nhau. Trong đó sẽ có những trường hợp khách hàng khó tính khiến bạn khó chịu. Nhưng với vai trò nhân viên bán hàng, bạn phải biết cách kiềm chế, quản lý cảm xúc và luôn bày tỏ thái độ niềm nở, vui vẻ và nhiệt tình đối với khách hàng của mình. Cộng với sự tự tin trong từng lời nói, hành động sẽ giúp bạn ghi điểm trong mắt khách hàng.
Những kỹ năng cần có của nhân viên bán hàng
Trong các bảng mô tả công việc nhân viên bán hàng đều sẽ kèm theo mục yêu cầu về kỹ năng của ứng viên. Vậy nhân viên bán hàng giỏi cần có những kỹ năng gì? Dưới đây là những kỹ năng hay các trang bị quan trọng bạn cần có để trở thành nhân viên bán hàng xuất sắc.
Trang bị kiến thức chuyên môn về sản phẩm/dịch vụ
Nhân viên bán hàng cần chủ động học hỏi và nắm rõ về từng sản phẩm trong cửa hàng. Mỗi loại mặt hàng sẽ có đặc điểm, tính chất và công dụng khác nhau. Do đó, bạn nên nắm rõ những điều này để dễ dàng tư vấn được những sản phẩm đáp ứng nhu cầu khách hàng, từ đó nâng cao doanh số cho cửa hàng. Mặc dù công việc này không yêu cầu quá cao về bằng cấp nhưng để hoàn thành tốt công việc và có khả năng thăng tiến cao, bạn nên trau dồi thêm các kiến thức về đàm phán, cách nắm bắt tâm lý khách hàng, kỹ năng bán hàng,..
Trang bị kỹ năng bán hàng
Một người nhân viên bán hàng giỏi cần có những kỹ năng quan trọng sau đây:
- Kỹ năng quan sát: Kỹ năng quan sát tốt sẽ giúp bạn biết được nhu cầu, sở thích của khách hàng mình thông qua cử chỉ, trang phục, nét mặt của họ. Từ đó giúp bạn đưa ra được những gợi ý phù hợp nhất với khách hàng, gia tăng khả năng khách hàng mua hàng.
- Kỹ năng lắng nghe và lòng kiên nhẫn: Bạn cần có kỹ năng lắng nghe khách hàng, thấu hiểu họ để biết rằng khách hàng của mình đang quan tâm đến sản phẩm như thế nào. Đồng thời, bạn cũng cần có sự kiên nhẫn, tích cực trong việc tư vấn để giúp khách hàng hài lòng. Trong trường hợp không may có vấn đề khiếu nại xảy ra, nhân viên bán hàng cũng cần tới khả năng lắng nghe, kiên nhẫn để giải quyết ổn thoả vấn đề phát sinh.
- Kỹ năng giao tiếp, thuyết phục, đàm phán: Kỹ năng giao tiếp khéo léo sẽ giúp nhân viên bán hàng dễ dàng tiếp cận khách hàng, giúp quá trình mua bán diễn ra thuận lợi hơn. Điển hình như với một sản phẩm có giá trị cao nhưng sử dụng được lâu dài, bạn có thể thuyết phục khách mua hàng thông qua nghệ thuật chia nhỏ. Giúp khách hàng tính ra một ngày chỉ cần bỏ ra một số tiền nhỏ nhưng lại mang đến hiệu quả rất nhiều.
Đặt mục tiêu và tìm cách hoàn thành mục tiêu
Một người nhân viên bán hàng giỏi luôn biết cách đặt mục tiêu rõ ràng trong công việc và tìm cách hoàn thành nó. Ví dụ như bạn đặt ra mục tiêu một ngày sẽ bán được bao nhiêu hàng thông qua phương pháp đặt mục tiêu đo lường được như SMART.
Như vậy, các thông tin chi tiết về mô tả công việc nhân viên bán hàng đã được trình bày cụ thể trong bài viết trên của vieclamtuvanvien.com. Mong rằng đã giúp bạn đọc có được những kiến thức hữu ích về công việc này!